Vật liệu lọc nước là các thành phần cấu tạo nên các bộ lọc, lõi lọc với nhiều chức năng và công dụng khác nhau. Tùy vào từng nguồn nước, chất lượng nước đầu vào và đầu ra để lựa chọn loại vật liệu lọc phù hợp. Để tìm vật liệu phù hợp, theo dõi bài viết ngay dưới đây bạn nhé!
>>>>> Xem thêm: Review Top 5 máy lọc nước uống trực tiếp Nhật Bản tốt nhất
Mục lục bài viết
Vật liệu lọc nước là gì?
Vật liệu lọc nước là những loại vật chất được dùng để có được nguồn nước trong sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng. Được sử dụng chủ yếu ở nguồn nước đầu nguồn, nước sinh hoạt trong gia đình, khu dân cư hay các môi trường thủy sinh khác.
Các loại vật liệu lọc nước phổ biến
Hiện nay, để lọc nước người ta sử dụng rất nhiều loại vật chất khác nhau. Kitz Group sẽ giới thiệu đến bạn những vật liệu lọc nước phổ biến nhất hiện nay ngay dưới đây.
Sỏi thạch anh
Sỏi thạch anh hay còn được gọi là sỏi đỡ, chúng cứng, bề mặt bóng và được dùng làm lớp đỡ trong cột xử lý nước. Thường có kích thước khoảng 2-4mm, có vai trò trong hệ thống lọc nước là giữ lại các chất bẩn trong nước và hỗ trợ nước lưu thông dễ dàng hơn.
Cát thạch anh
Thành phần chính cấu tạo thành cát là oxit silic (SiO2), có màu trắng và kích thước nhỏ. Được đặt làm lớp lọc sau sỏi đỡ và làm vật liệu lọc nước đầu nguồn hiệu quả.
Với vai trò là giữ lại kết tủa dạng bông, khó tách, lọc và có độ nhớt cao. Đặc biệt, lớp này có thể giúp loại bỏ kết tủa của sắt, manga. Ngoài ra, cát còn tạo ra lớp màng lọc để hấp thụ Asen dành riêng cho nguồn nước đầu nguồn nhiễm Asen.
Than hoạt tính
Than hoạt tính có màu đen đặc trưng giống với than và bề ngoài có nhiều lỗ nhỏ li ti. Đây được xem là vật liệu lọc nước phổ biến nhất hiện nay, có tham gia vào các hệ thống lọc tại gia đình, khu công nghiệp, lọc nước đóng bình…
Than hoạt tính được cấu tạo từ than đá, gỗ, xương động vật, vỏ dừa, thân tre… Có cấu trúc rỗng xốp nên có khả năng hấp thụ tốt và thân thiện với môi trường.
Mục đích khi sử dụng than hoạt tính là hấp thụ và loại bỏ các chất ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, chất ô nhiễm hữu cơ, đồng, chì, clo dư, khử mùi nấm mốc…
Cát Mangan
Cát Mangan có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm, khử sắt, giúp cân bằng độ PH trong nước, chất hữu cơ và loại bỏ váng dầu ở nước sinh hoạt.
ODM-2F (AC)
Đây là vật liệu lọc phổ biến được sử dụng trong hệ thống lọc nước đầu nguồn. Có chức năng là ổn định độ PH, khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, hay làm giảm hàm lượng nitrogen…
Hạt Filox
Cấu tạo từ một lượng lớn mangan dioxit, nó có chức năng loại bỏ các kim loại nặng có trong nước như mangan, sắt, Asen một cách hiệu quả.
Ngoài ra, hạt filox còn giúp cho nước trong sạch hơn nhờ vào khả năng khử hoàn toàn các cặn bẩn màu vàng và mùi tanh do nhiễm sắt.
Hạt filox phù hợp sử dụng cho việc lọc nước có độ pH thấp để nước có thể đạt được độ pH tiêu chuẩn.
Hạt nâng PH/LS
Được ứng dụng để giúp nâng độ PH cho nước, từ đó cân bằng độ PH. Bộ lọc nước có chứa hạt nâng pH thường được sử dụng ở nguồn nước có độ pH từ 4.0 – 6.0.
Hạt cation
Đây là hạt có vai trò làm sạch nguồn nước sinh hoạt, có cấu tạo từ nhiều ion trao đổi chất và ở dạng hạt nhựa.
Ở những nguồn nước bị nhiễm canxi, đá vôi thì vai trò của hạt cation cực kỳ quan trọng. Nó hấp thụ trực tiếp các ion Ca2+, Mg2+ trong nước và giải phóng K+, Na+ tạo ra nguồn nước an toàn cho người sử dụng.
Calcite (Calcium Carbonate)
Calcite được sử dụng với mục đích là tăng độ pH hoặc độ kiềm của nước. Chúng sẽ giúp trung hoài Carbon Dioxide tự do trong nước và làm ổn định độ PH trong nước.
>>>>> Xem thêm: Có nên mua máy lọc nước nóng lạnh hay không? Top 3 máy lọc tốt nhất hiện nay
Vật liệu lọc nước phèn
Mục đích chính khi sử dụng vật liệu lọc nước phèn là loại bỏ cặn bẩn, khử mùi tanh, khử kim loại nặng trong nước, cân bằng độ PH và loại bỏ màu đục của nước. Do đó, mang lại nguồn nước sạch, tinh khiết hơn trong sinh hoạt.
Các vật liệu lọc nước phèn thường được sử dụng nhất là sỏi, cát, than hoạt tính, cát thạch anh…Tuy nhiên, chúng sẽ được kết hợp cùng với nhau để mang đến hiệu quả cao nhất chứ không sử dụng riêng lẻ. Các vật liệu này không gây ô nhiễm môi trường, tác dụng phụ nên rất thân thiện với người sử dụng và cả môi trường.
Vật liệu lọc nước đầu nguồn
Để loại bỏ được các kim loại nặng có trong nước như sắt, mangan, khử mùi tanh, đục của nước người ta cần sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn.
Trong bộ lọ sẽ được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu lọc chủ yếu như: cát thạch anh, hạt filox, cát mangan, hạt trao đổi ion, than hoạt tính…
>>>>> Tham khảo: Máy lọc nước đầu nguồn nào tốt? Top 5 máy lọc được đánh giá cao
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn 9 loại vật liệu lọc nước được sử dụng phổ biến hiện nay để làm vật liệu làm giảm PH trong nước, lọc nước đầu nguồn, nước phèn…Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.